Bách Văn
" alt=""/>Vàng đeo trĩu cổ, sính lễ chục tỷ đám cưới của sao Việt đình đámMỹ Linh (sinh viên năm 3, hoa Ngôn ngữ học) là cô gái tặng hoa Tổng thống Mỹ Barack Obama tối 22/5 khi ông tới sân bay Nội Bài. Thông tin về cô gái may mắn này đang được nhiều bạn trẻ quan tâm.
Ngay sau khi được mời đặt câu hỏi trong buổi nói chuyện, Trần Mỹ Linh đã nhanh chóng giơ tay và là người đặt câu hỏi đầu tiên. Câu hỏi của Mỹ Linh được Thứ trưởng Blinken và đông đảo sinh viên tham dự đánh giá cao.
"Xin chào Ngài. Tôi tên là Linh, hiện là sinh viên năm thứ ba, Khoa Ngôn ngữ học. Cảm ơn ngài đã có bài phát biểu và tôi tự hỏi liệu Ngài có cho phép tôi hỏi một câu hỏi. Liệu Hoa Kỳ có tiếp tục duy trì chính sách can dự của mình với khu vực Châu Á-Thái Bình Dương hay không? Xin cảm ơn", Trần Mỹ Linh đặt câu hỏi.
Câu hỏi của Mỹ Linh đã nhận được sự tán thưởng của đông đảo sinh viên trong hội trường và nhận được sự cảm ơn từ chính Thứ trưởng Antony Blinken.
Thứ trưởng Ngoại giao Blinken chia sẻ:"Chúng tôi sẽ không chỉ tiếp tục duy trì can dự của mình ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương mà chúng tôi còn tăng cường và thúc đẩy can dự thậm chí nhiều hơn nữa.
Đây là một trong những ưu tiên hàng đầu của Tổng thống Obama và Ngoại trưởng John Kerry. Chúng tôi gọi đó là tái cân bằng. Điều đó có nghĩa là chúng tôi tập trung ngày càng nhiều thời gian, ngày càng nhiều nguồn lực, ngày càng nhiều can dự ngay tại đây, tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, và có một số lý do để làm như vậy.
Thứ nhất, Hoa Kỳ là một quốc gia thuộc khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và di sản đó, lịch sử đó không chỉ thuộc về quá khứ mà về cơ bản còn là một phần trong tương lai của chúng tôi. Sở dĩ như vậy là vì khi nhìn quanh khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, chúng ta thấy một số nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới. Chúng ta thấy một số quốc gia trẻ nhất trên hành tinh này. Chúng ta thấy một số những người đổi mới sáng tạo, kết nối và năng động nhất ở bất kỳ đâu trên trái đất, và đây chính là tương lai mà chúng tôi muốn có một phần ở đó vì nó sẽ tốt cho Hoa Kỳ.
Do vậy, chúng tôi nỗ lực hết mình để tăng cường can dự và các mối quan hệ của mình một cách toàn diện ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Chúng tôi ra sức tăng cường mối quan hệ đối tác với từng quốc gia cụ thể. Một số đối tác và đồng minh truyền thống của chúng tôi như Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines. Nhưng cũng có những quốc gia đang nổi lên, những đối tác mới, trước hết là Việt Nam.
Chúng tôi đã nỗ lực thúc đẩy các thiết chế đã tồn tại ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và cần xem xét những thiết chế mới, bởi lẽ những thiết chế như ASEAN, APEC, Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á và Diễn đàn Lãnh đạo tạo cơ hội cho các quốc gia cùng ngồi lại với nhau, cùng trao đổi, cùng tranh luận, và cùng hành động.
Chúng tôi đã mở rộng việc hiện diện quân sự trong khu vực này vì chúng tôi tin rằng đó là một nhân tố đảm bảo sự ổn định và giúp tạo lập một môi trường để các quốc gia có thể tăng trưởng và phát triển trong hòa bình.
Như tôi đã nói, chúng tôi đã nỗ lực làm sâu sắc thêm mối quan hệ và hợp tác với Trung Quốc, bởi đó là một quốc gia quan trọng trong tương lai. Như tôi đã nêu cách đây ít phút, chúng tôi đã thành công trong việc mở rộng và làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác đó trong các lĩnh vực quan trọng như biến đổi khí hậu, ứng phó với virus Ebola, giải quyết chương trình hạt nhân của Iran, và thậm chí chúng tôi còn trực tiếp giải quyết những khác biệt giữa hai bên.
Và chúng tôi đã nỗ lực tạo ra những quan hệ mới, đặc biệt về thương mại và kinh doanh vốn sẽ kết nối chúng tôi lâu dài trong tương lai với khu vực này, và đó chính là lĩnh vực mà Hiệp định Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương sẽ phát huy hiệu quả.
Khi các bạn nhìn tổng thể tất cả các nhân tố nêu trên, các bạn sẽ thấy đó chính là việc xây dựng một kiến trúc vững chắc tập hợp những kết nối và mạng lưới giữa Hoa Kỳ và toàn bộ khu vực. Do vậy, chúng tôi sẽ không chỉ duy trì mà còn làm cho việc can dự còn mạnh mẽ hơn, và đây sẽ là một phần quan trọng trong tương lai chung của chúng ta. Cảm ơn bạn".
Clip: Trung tâm nghiệp vụ báo chí truyền thông - Trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn - ĐHQGHN
" alt=""/>Xem nữ sinh tặng hoa Obama hỏi khó Thứ trưởng Ngoại giao MỹHai năm trước, về nhà ăn Tết, mẹ tôi đột nhiên mang ra chục cây kim, bảo tôi giúp bà xâu chỉ cho tất cả. Mẹ nói có một lần muốn khâu lại cái khuy áo thì phát hiện mắt bị hoa. Bà làm thế nào cũng không thể xâu chỉ vào kim.
Tranh thủ lúc tôi về, bà muốn tôi xâu sẵn chỉ cho mấy cây kim. Nghe mẹ nói, tôi chợt nhận ra tốc độ già đi của bố mẹ nhanh hơn tưởng tượng của tôi rất nhiều. Tôi kể với chồng, anh nhắc tôi cố gắng về chơi với ông bà nhiều hơn.
Khi chúng tôi kết hôn, bố chồng tôi đã qua đời. Chúng tôi sống cùng mẹ chồng, hết lòng chăm sóc nhưng cũng chỉ được khoảng 5 năm thì bà mất vì bạo bệnh.
Tôi may mắn vì vẫn còn bố mẹ. Ông bà sống cách nhà tôi khoảng 20km, có lương hưu, không phải nhờ cậy gì con cái về mặt tài chính.
Cũng đã tròn 10 năm vợ chồng tôi về chung một nhà. Cuộc sống không dư dả nhiều nhưng khéo vun vén, nên cũng sống thoải mái. Chúng tôi đã có nhà, trả hết nợ nần, có công việc ổn định và chút tiền để tiết kiệm.
Vợ chồng tôi thống nhất mỗi tháng trích phần nhiều của lương vào quỹ chung, còn mỗi người chỉ giữ một phần nhỏ cho nhu cầu cá nhân. Số tiền chung dùng để đóng học cho con, chi tiêu gia đình, một phần để tiết kiệm, đầu tư.
Sau khi đưa lương cho tôi, chồng chỉ cầm đôi ba triệu. Mọi chuyện chi tiêu trong nhà hai vợ chồng đều bàn bạc, không giấu nhau điều gì.
Tuy nhiên, khoảng nửa năm trở lại đây, tôi thấy anh hay thậm thụt lấy thêm tiền để quỹ riêng. Dù số tiền đó không ảnh hưởng nhiều đến quỹ chung của gia đình, nhưng việc làm này của chồng khiến tôi không thoải mái.
Tôi không tỏ ngay thái độ căng thẳng, khó chịu hay "vạch mặt" chồng mà lẳng lặng theo dõi, xem xét.
Tháng 6, con bé nhà tôi được nghỉ hè. Như mọi năm, chúng tôi sẽ đưa con về chơi với ông bà, cũng nhờ ông bà trông hộ tháng hè. Năm nay, con mới đến nhà ông bà được 2 tuần, chồng tôi đã đề nghị đưa con về nhà mình sớm.
Buổi tối, khi vợ chồng đang ăn cơm, anh tuyên bố tiết kiệm được 15 triệu đồng, tính đặt cho bố mẹ vợ một chuyến đi Thái Lan. Lần nào đi du lịch, ông bà cũng phải chiều theo ý con ý cháu, nên lần này anh muốn ông bà đi riêng.
Tôi bị sốc khi biết dụng ý để quỹ riêng của anh. Nước mắt cứ thế chảy ra. Tôi thầm nghĩ ông chồng cục cằn của mình thật hiếu thuận, tình cảm. Hoá ra anh lén tôi để dành thêm tiền tiết kiệm, nhằm mục đích tặng ông bà món quà này.
Tôi chẳng có lý gì để ngăn cản hay trách móc anh được. Tôi nghĩ bố mẹ sẽ vui khi biết tâm tư của con rể. Nhưng chồng tôi không đồng ý để tôi nói sự thật với ông bà. Thật sự, nhờ chồng, tôi trở thành người con hiếu thảo hơn.
Độc giả Thanh Mai (Hà Nội)